Cá thần tiên nuôi chung với cá gì?

Cá thần tiên nuôi chung với cá gì

Cá thần tiên không còn xa lạ gì với các người mê cá cảnh. Chúng đa dạng về màu sắc và chủng loại nên rất thu hút, hấp dẫn. Nhưng để chăm sóc cá tốt nhất thì không phải ai cũng biết cách. Đặc biệt là cá thần tiên (cá ông tiên) nuôi chung với cá gì để chúng có thể sống tốt nhất thì chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc. Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn nhé!

Cá thần tiên nuôi chung với cá gì
Cá thần tiên nuôi chung với cá gì?

Đặc điểm Cá ông tiên

  • Nguồn gốc: Nam Mỹ
  • Hình dáng: Cá thần tiên có hình dáng khá giống như cá dĩa vì có phần thân dẹt. Nhưng cá thần tiên có vây lưng và bụng dài thướt tha hơn hẳn thần phân như một hình tam giác nhỏ nhắn. Trên thân cá thần tiên luôn được phủ một lớp vảy óng ánh, khi có ánh sáng chiếu vào sẽ càng lung linh, thướt tha.
  • Màu sắc: Cá thần tiên có màu sắc đa dạng; trắng, đen, kim sa, ba vạch,…
  • Kích thước: 3-5cm
  • Nhiệt độ: 22-26 độ
  • Độ Ph: 6-7.5
  • Thức ăn: Như các bài viết trước mình đã đề cập về thức ăn của cá thần tiên. Tóm tắt thức ăn của chúng gồm 2 loại chính là thức ăn dạng viên và thức ăn dạng tươi sống. Nếu cần tham khảo kĩ bạn hãy đọc bài viết trước nhé.
  • Sinh sản: Cá thần tiên đẻ trứng. Chúng sẽ đẻ vào lúc cá đã trưởng thành từ 9-12 tháng. Mỗi lần đẻ từ 50-100 trứng, khi cá đẻ xong bạn nên tách cá bố mẹ sang bể khác. Vì chúng sẽ ăn trứng của mình dẫn tới hao hụt số lượng cá.

Cá thần tiên (cá ông tiên) nuôi chung với cá gì?

Cá thần tiên vốn là giống cá hiền lành với tập tính sống hoà thuận với những loài cá mini khác. Tuy nhiên bạn cũng tránh việc nuôi cá thần tiên chung với những loài cá quá kích động, dữ dằn như: cánh buồm, xecan, phượng hoàng, beta. Chúng sẽ tranh phần ăn của cá thần tiên và thường rỉa vây của nhau dẫn tới việc cá thần tiên bị trầm cảm, bỏ ăn và chết dần. Sau đây là những loài cá phù hợp để nuôi chung với cá thần tiên.

Cá bảy màu

Một loại cá khá thích hợp khi nuôi chung với cá thần tiên. Với thân hình nhỏ nhắn và tính tình hiền dịu. Chúng sẽ không trêu trọc gì đến các loài cá khác. Tạo cảm giác an toàn cho cá thần tiên và sẽ không xảy ra xung đột. Do đó mà chúng có thể giảm được cái tính dữ dằn của cá thần tiên.

Cá bảy màu

Đặc biệt là bộ đuôi dài với nhiều màu sắc và chi tiết rất đẹp. Bạn chắc chắn sẽ bị cuốn hút bởi những cái đuôi ấy khi chúng bơi lượn trong nước đấy. Giá cả của loại này thì khá rẻ, chỉ khoảng 4 nghìn một cặp. Bạn có thể tham khảo loại này nếu có hứng thú hoặc tài chính có phần hạn hẹp nhé.

Cá mã giáp

Hay còn có tên gọi khác là cá sặc chân trâu, cá sặc ngọc trai. Là một loại cá vùng nhiệt đới, xuất hiện trong vùng đất thấp đầm lầy với nước có tính axit. Loài này ưa thích tầng nước trên và tầng giữa. Bạn có thể bổ sung cá mã giáp vào tầng giữa và trên của bể cá thủy sinh của mình nhé.

Cá sặc gấm

Là loại cá có khả năng sinh sản tốt, sinh sản trứng dạng tổ bọt. Và cá đực sẽ có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ tổ trứng. Cá mã giáp rất khỏe mạnh và dễ nuôi nên thích hợp với người mới nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm. Giá cá mã giáp dao động từ 8 – 15k/con. Bạn có thể mua chúng ở bất kì địa chỉ bán bể cá cảnh đẹp nào.

Cá neon

Cá neon hay còn được gọi là cá huỳnh quang. Có rất nhiều loại khác nhau như: cá neon xanh, cá neon đỏ (cá neon vua), cá neon cam và cá neon đen.

Cá Neon Xanh – Neon Tetras

Là loại cá chủ yếu thích sống ở môi trường nước sạch, rộng rãi, giàu oxi hòa tan. Nếu chất lượng môi trường nước không đáp ứng được yêu cầu. Cá neon thường có màu sắc nhợt nhạt, ít sinh sản và dễ chết. Bạn cần đảm bảo môi trường nước có tính axít và chất lượng nước ổn định nhé.

Cá neon rất khỏe, dễ nuôi, cá lên màu đẹp khi nuôi chung cá đực và cái trong đàn. Bạn nên nuôi tỉ lệ đực cái là 1:2. Đây là loài ăn tạp, thức ăn gồm ấu trùng côn trùng, trùng chỉ, cung quăng… Mùn bã thực vật đến giáp xác, bo bo, thức ăn viên cỡ nhỏ. Cá thần tiên có thể nuôi chung với cá này và sống rất hòa thuận nữa đấy.

Cá ngựa vằn

Cá ngựa vằn rất khỏe ít bệnh tật có thể sống trong các bể có kích thước bé mà không chết. Chúng thường bơi thành từng đàn và kiếm ăn trên mặt nước. Cá ngựa vằn rất hiền lành nên có thể nuôi chung với các loại cá khác như cá bình tích , cá bảy màu, cá kiếm, cá thần tiên…

Cá Ngựa Vằn

Cá ngựa vằn thường được phân loại theo màu sắc như : Đỏ , vàng , vằn … Để phân biệt được cá là đực hay cái. Bạn hãy dựa vào vây của chúng nhé. Cá ngựa vằn đực thường có vây lưng và vây bụng rất dài. Người thon và nhỏ hơn so với cá mái nhé.

Cá kiếm

Loài cá này có cái đuôi dưới rất đặc biệt. Dài hơn hẳn và còn rất nhọn nữa. Kiếm của cá có thể xanh lục, da cam, đỏ hay vàng, nhưng mép luôn luôn có rạch đen. Vây lưng màu vàng, có điểm thêm một hay nhiều dãy chấm đỏ. Cá cái cũng có màu tương tự nhưng tối hơn.

Cá đuôi kiếm

Một số loại cá kiếm như:

+ Cá kiếm đỏ: Toàn thân màu đỏ, vây màu hồng nhạt.

+ Cá kiếm xanh: Lưng xanh thẫm, một vệt đỏ hoặc da cam. Kéo dài từ mang đến tận cùng vây đuôi, kiếm và hông có màu vàng hoặc xanh.

+ Cá kiếm đen: Toàn thân màu xanh đen, óng ánh xanh lá cây.

Cá kiếm rất dễ nuôi, thích hợp với người bắt đầu nuôi cá cảnh. Nó có thể sống trong một bể nuôi có chứa một thảm thực vật dày. Nếu nuôi chung loại này với cá thần tiên. Bể cá của bạn sẽ trở nên rất sinh động đấy.

Trên đây là chia sẻ để trả lời câu hỏi cá thần tiên (cá ông tiên) nuôi chung với cá gì. Chúc bạn có một bể cá cảnh thật ưng ý nhé.

Xem thêm:

Các loại cá thần tiên

Cá thần tiên nuôi chung với cá gì

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0931 360 083