Nội dung bài viết
Đối với những người có sở thích nuôi cá cảnh thì cá dĩa được xem là vua của hồ cá vì nó có hình dáng đặc sắc cũng như sự đẹp mắt của nó. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của chúng thường rất chậm và khá nhạy cảm cho nên việc nuôi dưỡng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và quy trình nghiêm ngặt. Qua bài viết dưới đây, Cá Dĩa Hòa Phát sẽ chia sẽ đến các bạn kinh nghiệm, kỹ thuật và cách nuôi cá dĩa cảnh mau lớn, lên màu đẹp?
Có thể bạn sẽ quan tâm: Địa chỉ bán cá dĩa tại TpHCM
Kinh nghiệm, Kỹ thuật và cách nuôi cá dĩa cảnh mau lớn, lên màu đẹp
1. Cách chọn cá dĩa
Muốn cá dĩa khi nuôi ít bênh, mau lớn thì khi mua bạn cần quan sát và chọn những con có các biểu hiện như: nhanh nhẹn, khỏe mạnh, thích bơi ở giữa hồ, bơi chậm rãi, thân mình dầy và căng không bị lép, vây căng, màu không bị sẫm đen.
Kiểm tra phản xạ của cá bằng cách cho ăn mồi, những con khỏe mạnh chắc chắn sẽ giành thức ăn của những con khác một cách mãnh liệt, những con yếu hơn có thể ngậm thức ăn sau đó lại nhả ra.
2. Nước
Đối với bất cứ loài cá nào, môi trường nước sinh sống cần được quan tâm và kiểm soát nghiêm ngặt. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, cá dĩa có thể tự tiết ra hoocmon để làm chậm sự tăng trưởng của mình cũng như nồng độ nitrate cao trong nước cũng sẽ ảnh hưởng đến kích thước của loại cá này. Vì thế mà bạn cần nên thay từ 50 – 100% lượng nước trong hồ và với tần suất khoảng 2 – 3 lần trong ngày.
Khi mới mua về, bạn hãy thả nguyên bao cá vào bể để chúng làm quen dần; sau đó từ từ mở túi và đưa cá ra; không nên đổ nước đó vào bể, vì có thể nó đã bị bẩn.
Lưu ý: rằng nước sạch trước khi thay cần được xử lý thích hợp (clor, pH, gH).
3. Độ pH
Tốc độ phát triển của cá đĩa cũng phụ thuộc ít nhiều vào độ pH và độ cứng của nước. Nuôi cá dĩa cảnh nhanh lớn sẽ dễ hơn khi độ cứng của nước nằm trong khoảng 3 – 15 dH, độ kiềm là 8kH và độ pH đạt khoảng 6 – 6.8 ở điều kiện thưởng và 5.5 – 6.5 ở giai đoạn sinh sản.
4. Sục khí
Thường xuyên sục khí, thiếu oxi cũng là nguyên nhân khiến cá dĩa phát triển chậm. Sục khí để cung cấp khí vào hồ cho cá, sau vài tháng là bạn có thể thấy được sự phát triển rõ rệt của chúng.
Lưu ý: rằng việc trao đổi khí diễn ra chủ yếu ở bề mặt bể nên chúng ta cần bố trí cục sủi ở một độ sâu vừa phải sao cho xáo động trên mặt nước là mạnh nhất.
5. Ánh sáng và nhiệt độ
Ngoài điều kiện nước sạch, người nuôi cá dĩa cảnh còn phải quan tâm đến nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp đối với loại cá này là từ 30 – 32ºC. Đặc biệt là vào mùa đông, nhiệt độ có nước có thể khiến cá bị sốc và bị bệnh.
6.Thành phần thức ăn
Những nghiên cứu gần đây về thành phần thức ăn của cá đĩa cho thấy chúng ăn rất nhiều thực vật (40 – 60%). Vì vậy, người ta đã thử bổ sung rau vào thức ăn của cá đĩa và cho tác dụng khá tốt. Ngoài ra, phát hiện này cũng giúp giảm chi phí thức ăn.
Công thức: tim bò xay (loại bỏ sạch gân, mỡ), rau luộc xay (cải bó xôi, củ cải, cải bông, cà rốt), phụ gia (can-xi, vitamin, tỏi, tảo spirulina) và chất kết dính. Trong khi trùn chỉ giúp cá lớn mau thì tim bò giúp cá dày mình. Có thể kết hợp thức ăn với tần suất cho ăn và thay nước; chẳng hạn sáng cho ăn trùn chỉ; ăn xong thay nước 50%; trưa cho ăn tim bò; ăn xong thay nước 100%; tối cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn viên, ăn xong thay nước 50%.
Có thể bạn sẽ quan tâm thức ăn cá dĩa tại Cá Dĩa Hòa Phát:
7. Tần suất cho ăn
Không phải cứ ăn nhiều là tốt như nhiều người vẫn nghĩ. Cá chỉ có thể hấp thu một lượng dinh dưỡng nhất định; phần còn lại chúng sẽ thải ra ngoài cơ thể. Thông thường, người ta cho cá ăn 3 – 4 lần mỗi ngày: sáng, trưa, chiều và tối. Bạn nên chia thời gian và số lần cho cá ăn trong ngày trải đều theo các buổi.
8. Tách cá nhỏ nuôi riêng
Những con cá nhỏ thường không tranh ăn nổi với cá lớn. Chúng ta nên tách những con cá nhỏ trong bầy ra nuôi riêng; để đảm bảo thức ăn cho chùng và giúp phát triển tốt hơn.
Những người mới chơi cá cảnh nếu chọn nuôi cá dĩa; cần phải tìm hiểu thật kỹ về kỹ thuật nuôi cá dĩa cảnh để nuôi cá ít bị bệnh. Hy vọng với 8 kinh nghiệm, kỹ thuật và cách nuôi cá đĩa cảnh mau lớn, lên màu đẹp phía trên; sẽ giúp được ít nhiều cho bạn trong việc nuôi cá dĩa.
Xem thêm: Cách cho cá đĩa ăn