Cách tạo vi sinh cho hồ cá đơn giản và hiệu quả

Cách tạo vi sinh cho hồ cá đơn giản và hiệu quả

Không phải bất kỳ ai nuôi cá cảnh cũng hiểu được tầm quan trọng của vi sinh trong hồ cá là như thế nào. Không ít người tưởng rằng chỉ cần lắp một bộ lọc hiệu quả, thay nước hồ cá thường xuyên hoặc chú ý cân bằng độ pH trong nước là đủ. Tuy nhiên nước sạch quá cũng không tốt, thiếu vi sinh sẽ dẫn đến hiện tượng nước hồ cá bị đục trắng, thức ăn và chất thải của cá sẽ nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Và cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh hoặc nặng hơn là chết. Vì vậy cách tạo vi sinh cho hồ cá là việc làm hết sức quan trọng.

Thế nhưng làm thế nào để có được cách tạo vi sinh cho hồ cá đúng cách và hiệu quả lại là cả một quá trình bao gồm các công đoạn xử lý kỹ thuật khác nhau mới có thể mang lại kết quả như ý muốn. Vậy cách tạo vi sinh cho hồ cá là như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Vi sinh trong hồ cá là gì?

Trước khi bắt tay vào cách tạo vi sinh cho hồ cá, ta nên tìm hiểu về vi sinh. Vi sinh là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, không thể nhìn được bằng mắt thường. Chúng tồn tại ở mọi nơi trên trái đất: trong đất, trong nước, trong không khí … Hệ vi sinh vật có trong nước hồ thủy sinh bao gồm: vi khuẩn, vi nấm, vi tảo … cả vi sinh có lợi lẫn có hại cho cá.

Cách tạo vi sinh cho hồ cá đơn giản và hiệu quả

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách thay nước hồ cá

Các loại vi sinh được chọn để lọc nước có các hoạt tính sinh học xử lý mạnh các chất hữu cơ trong nước. Đồng thời, các vi sinh thân thiện này cũng tạo ra các hoạt chất kháng nấm giúp cá cảnh nuôi trong bể không bị bệnh nấm.

Men vi sinh có tác dụng nhất đối với bể cá mới setup hoặc bể cá mới thay nước. Bể mới làm hoặc mới thay nước thường bị đục (màu trắng đục) do hệ vi sinh chưa phát triển kịp nên nồng độ các chất độc hại trong nước quá cao ví dụ như khí Clo, NH4, NH3. Bổ sung men vi sinh vào hồ cá sẽ giúp nước trong lên trong thấy trong thời gian ngắn.

Các vi sinh vật có lợi có khả năng tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho cá, chúng xử lý phân thải, cặn bã hữu cơ, xử lý nguồn nước …. Vi sinh hữu hiệu rất cần thiết cho bể cá cảnh phải không các bạn.

Vi sinh bể cá cảnh ăn gì?

Một điều rất tuyệt vời, thức ăn của vi sinh trong bể cá là những chất hữu cơ dư thừa trong bể gây đục nước như: phân cá, thức ăn dư thừa, chất nhờn từ cá, rong, rêu …

Các vi sinh vật hữu hiệu ngày qua ngày ăn và phân hủy cá chất thải gây đục nước trong bể cá, giúp nước bể cá ngày càng trong sạch và ổn định.

Tầm quan trọng của vi sinh trong hồ cá

Vi sinh là những sinh vật siêu nhỏ, có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. Và nếu nói không ngoa thì nếu thiếu vi sinh con người sẽ chết do chính rác thải mà mình tạo ra. Đối với bể cá cũng vậy, môi trường trong bể cá hài hòa thì chắc chắn sẽ cần chất lượng nước ổn định, lượng vi sinh vật vừa đủ thì mới tạo được sự cân bằng giúp cá sinh trưởng tốt nhất.

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng cách vô cùng quan trọng giúp cho người chơi cá cảnh hạn chế được việc cá chết không mong muốn cũng như duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo của chúng. Vì môi trường hồ là môi trường nước tù khác xa với môi trường tự nhiên mà chú cá cảnh đã từng sống, ở đó chúng không bao giờ phải lo lắng về amonia hay nitrit.

Đây là hai chất độc hại gây chết cá ngay cho dù là hàm lượng thấp, vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tuy nhiên bạn không thể tạo vi sinh nếu không có một hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi, việc tạo chu trình vi sinh cho bể thủy sinh không phải chỉ cần bạn đổ nước vào và chờ trong vài tuần.

Cách tạo vi sinh cho hồ cá đơn giản và hiệu quả

Những lưu ý trước khi tạo vi sinh cho hồ cá

Đối với vi sinh trong bể cá, có 2 loại chính là: Nitrosomonas có nhiệp vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chúng khác như Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá tình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng cá chết.

Sự có mặt của oxy trong môi trường nước có thể gây ức chế quá trình khử nitrat, chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ là hết sức quan trọng đối với hồ cá. Có hai loại vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix đây là 2 loại vật liệu có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kỵ khí.

Trong đó quá trình tuần hoàn là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc.

Có thể thấy việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh rất quan trọng để tạo một môi trường sạch cho cá giúp cá có sức khỏe tốt không bị bệnh tật trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồ Cá Nghệ Thuật hy vọng rằng với những hướng dẫn trên có thể giúp bạn hiểu đúng về những chủng loại vi sinh trong chu trình chuyển hóa nitơ và tiến hành các bước khởi tạo vi sinh đúng nhất!

Cách tạo vi sinh cho hồ cá đúng kỹ thuật

Tạo vi sinh cho hồ cá cần thông qua nhiều bước. Trong đó, việc tạo môi trường có đầy đủ chất cần thiết và tạo thuận lợi cho việc gia tăng, phát triển của vi sinh cần được thực hiện thật tốt.

Cách tạo vi sinh cho hồ cá đơn giản và hiệu quả

Chuẩn bị môi trường nước chứa lượng NH3 cần thiết

Để có thể bắt đầu vào việc tạo nên hệ vi sinh cho hồ cá, điều đầu tiên bạn cần làm là bổ sung một lượng NH3 cần thiết cho nước. NH3 là chất cần thiết cho sự sống của vi sinh vật. Có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Thả cá loài cá yếu, dễ chết hoặc loài cá thải nhiều chất thải cho chúng sống một thời gian ngắn, khoảng 2,3 ngày trong hồ.
  • Cho các loại lá cây dễ mục vào hồ và cho chúng phân hủy một cách tự nhiên.

Mục đích của việc này là để làm bẩn nước để có thể tạo nên một lượng NH3 cần thiết trước khi thả vi sinh vật. Cùng với quá trình này, việc cung cấp oxy để vi sinh vật phát triển cũng là vô cùng cần thiết.

Sau khi cảm thấy bể cá có đủ lượng NH3 cần thiết thì bạn tiếp tục bổ sung men vi sinh cho bể. Rồi cứ ngâm nước như vậy khoảng 2 đến 3 ngày sau đó tiến hành thay nước. Trong quá trình thay nước bạn không nên cọ bể quá sạch. Và cũng chỉ nên thay khoảng 70% nước trong bể do nếu làm kỹ quá thì vi sinh vật cũng theo đó mà mất đi.

Nuôi và phát triển hệ vi sinh cho hồ cá

Để hệ vi sinh trong hồ được đảm bảo và phát triển thì bạn cần có những biện pháp và trang bị những điều kiện cần thiết để chúng phát triển.

Làm nhà cho vi sinh

Để vi sinh hữu hiện có thể sống và phát triển thì trong hồ cá phải có thức ăn và chỗ bám để trú ẩn và sinh sôi, phát triển. Vì vậy, việc làm nhà cho vi sinh là vô cùng cần thiết.

Cách tạo vi sinh cho hồ cá đơn giản và hiệu quả

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

Thông thường, các vật liệu như đá nham thạch, sứ lọc hay các cây thủy sinh, đá trang trí, san hô,…thường được nghĩ đến về việc trang trí làm đẹp. Nhưng thực chất, đây cũng là những ngôi nhà cho vi sinh sinh sống.

Bạn có thể lựa chọn được nhiều vật liệu khác nhưng phải có cấu tạo sần sùi, nhám hoặc xốp và góc cạnh kèm theo có nhiều lỗ nhỏ li ti,…để vi sinh có thể bám và phát triển.

Cấy thêm hệ vi sinh vật hữu hiệu từ bên ngoài vào

Có thể để vi sinh vật phát triển tự nhiên cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, chúng cần thời gian hơn 3 tuần để chúng xuất hiện và phát triển mạnh. Vì thế, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh, sinh học là cách tạo tạo vi sinh cho hồ cá nhanh và tốt nhất.

Có 2 dạng để vi sinh vật: Dạng dịch và dạng bột. Chỉ cần cho thẳng men vi sinh, chưa đến 2 ngày ở môi trường có đầy đủ thức ăn là đã có hệ vi sinh hoàn hảo. Bạn có thể tiến hành cọ rửa và thay nước bình thường nhưng nên nhớ cần dữ lại khoảng 30% nước mỗi lần thay để giữ lại số lượng vi sinh vật cần thiết.

Trên đây là bài viết Cách tạo vi sinh cho hồ cá mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi cá nhé. Chúc các bạn thành công.

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0931 360 083