Nguyên nhân cá rồng bỏ ăn và cách chữa

Nguyên nhân cá rồng bỏ ăn

Cá rồng cũng các loài giống cá cảnh khác, thời gian lúc đầu khi mới đem về nuôi, cá rồng thường bỏ ăn vì chưa quen với môi trường mới. Tuy nhiên, phải làm sao nếu sau 1 thời gian mà cá rồng vẫn bỏ ăn lâu ngày? Vậy liệu cá có bị bệnh hay còn có những nguyên nhân nào khác? Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân cá rồng bỏ ăncách chữa cà rồng bỏ ăn nhé!

Nguyên nhân cá rồng bỏ ăn

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Tuổi thọ và cách chăm sóc cá rồng

Nguyên nhân cá rồng bỏ ăn

  • Điều kiện nước xấu hoặc nước cũ: chất thải, máy lọc không hoạt động làm pH nước thay đổi nhanh…
  • Thay nước sau khi cho cá ăn no: cá không thể thích ứng kịp với môi trường nước mới sau khi ăn quá nhiều và cá có thể nôn ra.
  • Bệnh: bệnh nội bộ cũng là một nguyên nhân có thể làm cá rồng bỏ ăn như: vây hậu môn bị sưng lên…
  • Ăn kiêng: khi cá lớn lên khoảng size 40 – 50cm thì cá có thể có hiện tượng chững lại, vì đó giống như tự nhiên chứ không phải bị bệnh hay các yếu tố xấu nào khác.
  • Thay đổi môi trường: cá có xu hướng dễ bị căng thẳng trong quá trình vận chuyển hoặc thay đổi hồ, bể. Nó sẽ bơi rất nhanh, cọ xát lên và xuống hoặc ở lại tại góc.
  • Cô đơn: cá có thể sẽ cảm thấy cô đơn thiếu thốn làm chán ăn hoặc bỏ ăn; vì khi nhỏ được người nuôi chúng thành cặp hay cộng đồng nhưng khi bạn đồng hành được bán đi hoặc bệnh và mất, chúng sẽ cảm thấy buồn nên biếng ăn.
  • Cá đến thời kỳ giao phối: đặc biệt đối với cá mái, khu vực dạ dày bắt đầu hoạt động cao có thể mất vài tuần cho đến vài tháng và cá bắt đầu có trứng bên trong. Thời điểm này rất nhạy cảm làm cá ít ăn hoặc thậm chí cá rồng bỏ ăn, sẽ không như trước cần phải đảm bảo nước tốt môi trường ổn định cá sẽ bình thường trong một thời gian sớm.
  • Theo mùa: ở khu vực Đông Nam Á chỉ có 2 mua mưa và khô. Bởi vậy những lúc giao mùa nhiệt độ chênh lệch cao: từ ấm xuống lạnh vì vậy cá khó thích nghi kịp dẫn đến cá rồng bỏ ăn.

Cách chữa cá rồng bỏ ăn

Cá rồng bỏ ăn do bị bệnh đốm trắng hoặc stress

Chữa trị cá rồng bị bệnh đốm trắng: muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đốm trắng, bạn nên cho một ít muối vào hồ cá hoặc có thể cho lên bông lọc nước, đồng thời còn tránh được các loại bệnh khác và bạn nên để nhiệt độ trong hồ cá vào khoảng 30 – 32ºC. Ngoài ra, bạn có thể ra cửa hàng cá cảnh tìm mua thêm thuốc chữa trị nếu không sợ tốn thời gian.

Cách chữa cá rồng bỏ ăn

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Cách nuôi cá rồng nhanh lớn và lên màu đẹp

Đối với cá rồng bị stress bạn nên để cá tránh tiếp xúc với các loại cá nhỏ khác và không nên nuôi cùng cá nhỏ, nếu không điều này khiến cá càng bị stress trầm trọng hơn vì cá nhỏ sẽ rỉa vây cá rồng lúc bị bệnh. Vì loài cá rồng thích không gian rộng, bạn nên để cá rồng trong bể rộng ít nhất là 80x40x60cm.

Cá rồng bỏ ăn do các nguyên nhân khác

Để giúp cá ổn định, tùy theo độ bẩn của nước bạn cần duy trì đảm bảo chất lượng nước, tăng lượng muối, bằng cách khoảng 2 – 3 ngày thì thay khoảng 10 – 20% nước. Mỗi lần thay thì cho thêm 1 ít muối, cứ thế giảm dần nếu lần đầu cho nhiều rồi (lưu ý không nên cho quá nhiều muối).

Cần tạo môi trường vận động cho cá: bật sủi oxy từ 4 – 6h/ngày (nên bật cả đêm nhưng để ở chế độ sủi nhẹ nếu bể có cây cảnh). Để theo dõi dần dần, hằng ngày bạn cho ăn khoảng 3 – 4 con cá mồi.

Cách chữa cá rồng bỏ ăn

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Cá rồng ăn gì

Các loại thức ăn cho cá mà đặc biệt là cá rồng cũng rất đa dạng. Kiên trì cho ăn từng ít một các món khoái khẩu có thể được, như:

  • Nhái hay ếch: chúng là thức ăn tuyệt vời bao gồm rất nhiều chất đạm, đảm bảo cho sự tăng trọng và tăng kích thước của cá rồng. Cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản nhờ ếch và nhái, đây là thức ăn được sử dụng tại các trại nuôi cá rồng khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra ếch nhái cũng luôn có sẵn ở mọi nơi.
  • Tôm tươi: vì các vảy và gai tôm rất nhọn có thể làm hỏng bao tử cá con gây ra rất nhiều loại bệnh khó chữa, chỉ nên cho cá rồng lớn ăn tôm. Có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tôm, nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ và có thể băm thành từng mẩu nhỏ cho cá con dễ ăn.
  • Côn trùng: Đây là loại thức ăn được cá rồng ưa chuộng. Bạn chỉ nên cho ăn dặm thêm mà thôi bởi một khi ăn là chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa. Cá rồng sẽ bỏ lại thức ăn khác làm hư nước nên đừng cho ăn cùng với các thức ăn khác cùng lúc. Cũng đừng cho ăn luôn cả đầu hoặc chân côn trùng khi cho ăn côn trùng, các thứ này cứng quá sẽ rất có hại cho cá, chẳng hạn như cá bị lồi hậu môn. Cá sẽ rất lâu mới khỏi nếu gặp phải bệnh này hoặc thức ăn có quá nhiều chất béo cũng gây ra hiện tượng này.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể giúp cá rồng nhanh chóng thèm ăn trở lại bằng các phương pháp trên sau khi đã tìm được nguyên nhân khiến cho cá rồng biếng ăn. Bạn cũng cần chú ý hơn đến môi trường sống của cá, đặc biệt là chất lượng nước để cá có một sức khỏe tốt.

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0931 360 083