Nguyên nhân, Cách trị và Phòng ngừa Cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Trong quá trình chăm sóc cá 7 màu, người nuôi không tránh khỏi việc cá mắc phải 1 số bệnh. Điển hình như bệnh cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi. Nguyên nhân nào khiến thú cưng của bạn mắc phải căn bệnh này. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại nguyên nhân và cách giúp chữa trị bệnh “thối thân, thối đuôi trên cá bảy màu”. Mời mọi người cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân dẫn đến cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Khi muốn chữa trị căn bệnh thối thân cho cá điều quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu được nguyên nhân. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình mà chúng tôi đã tổng hợp được:

Môi trường sống chưa đảm bảo

Môi trường sống luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để cá phát triển khoẻ mạnh. Cũng giống như các bệnh tóp bụng, xù vảy…..Khi người nuôi chưa đảm bảo cung cấp cho cá 7 màu một không gian sống chất lượng. Thì việc cá 7 màu bị thối thân là điều rất dễ hiểu

Nếu như sau khi cho cá ăn các thức ăn tươi sống như: giun, trùn đỏ… Hoặc thức ăn thừa cho cá bị sót lại trong bể nhiều. Mà bạn không thay nước, không dọn sạch ngay thì đây sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ khiến cho cá 7 màu bị nhiễm bệnh.

Cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Do cá đánh nhau, rỉa đuôi

Nguyên nhân này rất dễ gặp phải ở những người nuôi mới chưa có kinh nghiệm. Việc nuôi quá nhiều cá trong bể sẽ khiến cho môi trường sống bị kém đi. Hơn nữa số lượng cá trong bể quá đông dễ dẫn đến tình trạng cá rỉa đuôi, đánh nhau.

Do độ pH ở mức quá thấp

Khi nước trong bể có quá nhiều axit sẽ khiến cho cá 7 màu bị thối đuôi. Nguyên nhân này sẽ khiến cho cá bị tụt nhớt, ảnh hưởng đến da. Cá 7 màu là dòng cá ưa môi trường có độ kiềm từ mức  7,2 đến 7,4.

Với môi trường nước cá không yêu cầu quá cao. Nhưng không vì vậy mà bạn lơ là mức độ ổn định của nước. Không nên để độ PH ở mức quá thấp khi nuôi cá 7 màu nhé !

Nồng độ Amoniac cao

Khi nồng độ  Amoniac trong bể quá cao cũng khiến cho cá bị mắc bệnh thối thân. Người nuôi cần kiểm soát nồng độ Amoniac không vượt quá 40ppm.

Do nhiễm vi khuẩn, nấm mốc

Trong một số trường hợp cá 7 màu bị thối thân là do nhiễm vi khuẩn nấm mốc. Ngoài ra cũng có nguyên nhân do chệnh lệch nhiệt độ khiến cá không thích nghi kịp. Hoặc cũng có thể do thức ăn cho cá chưa đủ dinh dưỡng…

Cách nhận biết cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Vây của những con cá bảy màu nhiễm bệnh trông rách tả tơi như bị thối rữa. Bệnh thối thân, thối đuôi cũng có thể khiến cho cá bảy màu bị biến màu và lờ đờ.

Bệnh cá 7 màu bị thối thân, thối đuôi là một triệu chứng phổ biến và dễ gặp ở cá. Căn bệnh này khiến cho đuôi cá bị thối và lây lan sang các vị trí khác.

Cách trị bệnh cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Nếu không được chữa trị đúng mức, bệnh thối vây có thể khiến cá tổn thương vây vĩnh viễn và có nguy cơ tử vong. Đây cũng là bệnh dễ lây và cá bị bệnh phải được cách ly càng sớm càng tốt để ngăn ngừa lây bệnh cho những con cá khác trong bể.

Bước 1: Tiến hành cách ly cá bảy màu bị bệnh thối thân, thối đuôi

Vớt cá bị nhiễm bệnh ra khỏi bể. Bắt đầu bằng cách vớt con cá bị bệnh ra khỏi bể và thả vào một bể riêng chứa nước sạch và không có Clo.

Bạn cũng cần chuyển những con cá còn lại sang một bể khác chứa nước sạch và không có clo. Dùng vợt khác để vớt những con cá còn lại, vì bệnh thối vây có thể lây lan nếu bạn dùng chung vợt để vớt cá. Không thả cá nhiễm bệnh vào chung bể với những con cá khác để ngăn ngừa bệnh thối vây lây lan.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh toàn bộ hồ nuôi

Rửa bể cá và tất cả các phụ kiện trong bể. Bạn sẽ phải tháo hết nước ra khỏi bể, lấy hết mọi phụ kiện và sỏi ra khỏi bể.

Rửa kỹ bể cá bằng nước sau đó có thể dùng thuốc tím KMNO4 pha với nước để ngâm bể cá và phụ kiện rùi đem phơi nắng. Cách 2 dùng thuốc thẩy bồn cầu Vim hoặc thuốc tẩy quần áo ngâm bể và phụ kiện. ( ngâm khoảng 2h ) rồi cọ sạch và đem đi phơi nắng.

Bước 3: Tiến hành xử lí nước mới và cho vào hồ nuôi

Sau khi phơi nắng xong tá tiến hành đưa nước mới vào bể. Với cá tách ra riêng ta nhốt cá vào bể có chửa 10 lít nước. Ta tiến hành xử lý nước với Bio Knock 3 theo cách:

+ Dùng 10g/ 10 lít với cá không nhiễm bệnh.

+ Dùng 30g/10 lít với cá bị bệnh nặng muối hột vào bể vừa chuẩn bị.

Cách trị bệnh cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi
Bio knock 3 – Thuốc trị nấm – túm lắc -thối thân

Những lưu ý khi trị bệnh cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Để muối tự tan không khẩy lên để cá thích nghi dần với đồ mặn tăng lên. Sau 2 h, ta thay 50 % nước. Sau 24h thay 1/3 nước. (Nồng độ muối tiếp tục được giảm). Tuy vào tình hình bệnh của cá nếu thấy hồi phục tốt thì ta tiến hành thả cá về bể chính.

Nếu có điều kiện hơn mình sử dụng thuốc Bio nock 3 . Với liều lượng 1 giọt cho 10 lít nước+ nước dưỡng cá thêm 1 giọt/lít nước với Stress coat+. Sau đó ta tiến hành ngâm cá trong đó có sủi oxi.

Lưu ý: vẫn cho cá ăn bình thường với lượng thức ăn vừa đủ. Để giúp cá có đầy đủ di dưỡng trong quá trình trị bệnh.

Những câu hỏi thường gặp khi trị bệnh cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi

Cá 7 màu đang bị thối vây, thối thân thì có nên cho ăn không?

– Vẫn cho cá ăn bình thường với lượng thức ăn vừa đủ, để giúp cá có đầy đủ di dưỡng trong quá trình trị bệnh.

Nên dùng thuốc nào để trị bệnh cá bảy màu bị thối đuôi?

– Sử dụng Tetra Nhật (loại 5g) sử dụng bỏ 1/20 gói vào bể có cá bảy màu bị thối đuôi  25 lít

Làm sao để cá bảy màu bị thối vây mau lành?

– Bạn có thể làm theo 3 bước đơn giản sau:

  • B1: Sử dụng Tetra Nhật (loại 5g) sử dụng bỏ 1/20 gói vào bể có cá bảy màu bị thối đuôi  25 lít .
  • B2: Người nuôi cá bảy màu bị thối đuôi cần sử dụng máy sưởi để ổn định nhiệt độ khoảng 31 – 32°C.
  • B3: Bắt đầu thả cá bảy màu bị thối đuôi vào, sau 1 ngày thay 50% nước. Chú ý đến ngày thứ 3 thay 50 % nước tiếp theo và sử dụng kết hợp thêm 1 lít muối.

Biện pháp phòng ngừa cá 7 màu bị thối thân

Để phòng ngừa căn bệnh cá 7 màu bị thối thân bạn cần thực hiện một số biện pháp đề phòng sau đây:

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Cung cấp mội trường sống tốt là yếu tố luôn được thuỷ sinh ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện điều này người nuôi cần thường xuyên thay nước trong bể. Sau khi cho cá ăn đồ tươi sống cần dọn sạch sẽ.

Không nên cho cá ăn quá nhiều thức ăn, tránh tình trạng thức ăn đọng trong bể. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.

Tránh tình trạng cá đánh nhau

Để hạn chế tình trạng cá đánh nhau bạn chỉ nên nuôi một số lượng cá thích hợp. Không nên nuôi quá nhiều cá trong bể dễ dẫn đến trường hợp cá rỉa đuôi nhau. Hơn nữa nuôi với số lượng thích hợp sẽ khiến bạn dễ dàng theo dõi cá hơn.

Giữ độ pH ở mức ổn định

Để tránh căn bệnh cá 7 màu bị thối thân người nuôi cần giữ cho độ PH trong bể ở mức ổn định. Không nên để độ PH quá thấp hoặc quá cao. Bạn nên duy trì ở mức  7,2 đến 7,4 là lý tưởng.

Đảm bảo nồng độ Amoniac

Cũng giống như mức độ PH bạn cần đảm bảo nồng độ Amoniac trong bể hợp lý. Nồng độ  Amoniac không vượt quá 40ppm luôn được khuyến nghị. Khi nồng độ Amoniac quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho cá

Vệ sinh cá mới mua về

Đối với cá mới mua về để tránh trường hợp cá bị bệnh sẵn. Bạn cần vệ sinh cá trước khi thả vào chung bể. Ngâm cá trong khoảng 15 phút với nước muối được pha ở tỉ lệ 1l nước với 5g muối.

Bạn cần tuân thủ chặt chẽ tỉ lệ pha theo quy ước. Nếu lượng muối quá nhiều sẽ không tốt cho cá ngược lại quá ít sẽ không có tác dụng.

Trên đây là một số tips nhỏ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ đúc kết được kinh nghiệm để phòng tránh và trị bệnh cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi nhé. Chúc bạn nuôi cá thật tốt!

Xem thêm:

Cách nuôi cá bảy màu trong chậu nhỏ

Cách nuôi cá bảy màu trong hồ xi măng

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0931 360 083