Nội dung bài viết
Tại sao cá bảy màu bụng to nhưng không chịu đẻ?
Tại sao cá bảy màu bụng to nhưng không chịu đẻ. Đó là câu hỏi mà nhiều bạn hỏi mình. Hôm nay mình viết bài viết này mong giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn.
Có 2 nguyên nhân chính
- Là do cá đang mang thai
- Cá ăn quá no
Chu kì mang thai của cá bảy màu
Mình nhận thấy từ khi ghép cá trống và cá mái chưa thụ tinh thì:
Trong hầu hết các trường hợp, thời gian mang thai của cá bảy màu sẽ kéo dài từ 25 ngày đến 35 ngày tùy thuộc vào các thông số nước, sức khỏe của cá cái và nguồn cung cấp thức ăn. Trung bình là 22 đến 26 ngày sẽ là bình thường đối với hầu hết cá bảy màu.
Nếu cá cái khỏe mạnh, sẽ không mất quá 26 ngày, đặc biệt nếu bạn cung cấp thức ăn lành mạnh thường xuyên và bạn kiểm tra các thông số nước trong suốt quá trình sinh sản.
Nếu cá mái cảm thấy nguy hiểm hoặc căng thẳng nhiều lần trong quá trình này, thai kỳ sẽ kéo dài hơn. Căng thẳng quá mức cũng có thể dẫn đến sẩy thai tự nhiên.
Bây giờ bạn đã biết mất bao lâu để cá bảy màu sinh sản, hãy xem liệu bạn có thể tăng tốc thời gian mang thai hay không:
Dấu hiệu cá bảy màu mái sắp đẻ
Đặc điểm dễ nhận biết giai đoạn khi cá bảy màu đẻ con là bụng lớn dần. Cá bảy màu sinh sản mỗi tháng một lần, có thể canh ngày để xác định thời điểm. Nếu không muốn cá bột sinh ra bị cá trưởng thành ăn hết, người nuôi cần cách ly cá đực khoảng 1 tuần trước đó.
Cơ quan sinh sản của cá bảy màu nằm ở phía sau hậu môn. Ở giống đực dài và nhọn, ở giống cái có hình tròn. Khi cá không mang thai có hình tròn, khi sắp đẻ sẽ trở thành hình vuông.
Người nuôi cá bảy màu sinh sản có thể quan sát bụng. Khi không mang thai, phần bụng phía trước hậu môn có màu trong suốt. Nhưng sắp đến thời điểm cá bảy màu đẻ con, chỗ này sẽ chuyển thành màu đen. Giống cái có bụng khá lớn, có thể quan sát rõ ràng.
Cá bảy màu khó sinh
Cá mái khi mang bầu đến một hôm đột ngột bỏ ăn, nép góc hoặc tìm một chỗ kín đáo trú ẩn, bụng vuông lại, thấy rõ mắt cá con, đốm đen hoặc đốm đỏ (trên các dòng albino) tụt xuống hậu môn, nước bắt đầu có mùi tanh do dịch trong ống dẫn trứng của cá mái tiết ra. Các bạn cần quan sát kỹ các yếu tố trên để xác định cá mái đã đến lúc chuyển dạ hay chưa, kẻo nhầm lẫn với việc ăn no nép góc nằm một chỗ để tiêu hóa (bụng cũng vuông do ăn no) và để tránh hiện tượng tách cá mái quá sớm gây sinh non hoặc xả trứng. Chịu khó quan sát kỹ vài lần các bạn sẽ nhanh chóng nhìn được con cá gần đẻ. Việc này thì hơi khó cho các bạn nuôi hồ xi măng hoặc khay nhựa, vì chỉ quan sát được từ trên xuống.
Khi bạn nhận thấy cá bảy màu khó sinh thì có thể ứng dụng các cách sau:
- Tăng áp lực lên ổ bụng của cá mái bằng chính trọng lượng cá mái trong mức độ an toàn cho phép. Mình nhận ra điều này sau 1 lần dùng vợt nano vớt cá mái đang có dấu hiệu tắc đẻ và nó đã phụt cá con ra, chứng tỏ việc tác động lực theo phương thẳng đứng từ dưới lên như vậy là có hiệu quả. Ngoài ra, nhiều trường hợp mình quan sát các bạn chơi trồng cây thủy sinh và có nuôi Guppy, để ý khi sắp sinh đẻ cá mái nó thường chọn rúc vào rong, bèo sát mặt nước, thậm chí lá sen, lá súng để dễ ép cá con ra hơn, chứng tỏ đây là tập tính bản năng tự nhiên của chúng.
- Giúp con cá không mất sức phình bong bóng để bơi và nổi. Nếu các bạn có thể hình dung ra giải phẫu bên trong khoang bụng cá mái, thì sẽ thấy khi bầu to các loại nội tạng và bong bóng bị chèn ép khá nhiều, cá mái sẽ tốn sức để bơm hơi vào bong bóng nhằm mục đích để nổi lên càng làm tăng áp lực chèn ép cực kỳ nguy hiểm, nếu bị chèn ép nặng sẽ có hiện tượng cá cắm đầu xuống đáy, đít chổng lên trời và bơi loạn xạ, nếu vỡ nội tạng là xong phim.
- Giúp con cá an thần, không tốn sức bơi loạn xạ và hoảng loạn do đã bị quây lại trong không gian hẹp, tối và yên tĩnh, không bị những con cá khác quấy rầy hay cảm giác cá con bị đe dọa sẽ tạo cho nó cảm giác an toàn.
- Mức độ hòa tan oxy ở sát mặt nước rất cao giúp con cá dễ dàng thở hơn rất nhiều
Một số bạn không nuôi bể kính, không chế được lồng đẻ cũng có thể vớt cá mái ra và để nước thật thấp vừa chỉ đủ ngập hết lưng (mình nhắc lại một lần nữa không được có phần nào nhô lên tránh hiện tượng bị khô rồi nhiễm trùng), che lại thật tối và yên tĩnh thì cũng cải thiện được khá tốt hiện tượng tắc đẻ/khó đẻ.
Cách chăm sóc cá bảy màu sinh sản
Cá bảy màu sinh sản tốt. Bạn có thể lai tạo chúng để tạo ra những màu sắc rực rỡ cực đẹp khác nhau. Đồng thời, đây cũng là giống cá cảnh ăn tạp. Cá bảy màu con giai đoạn đầu sống nhờ rong rêu trong bể. Từ sau 1 – 2 tuần, bạn có thể bổ sung thức ăn dạng viên cho cá.
Đảm bảo duy trì chất lượng nước và nhiệt độ ổn định cho bể khi các bảy màu đẻ con. Vì giai đoạn cá bột rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cá trưởng thành sau này. Tỷ lệ sống cao hay ít phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng của người nuôi.
Hướng dẫn cách ly cá bảy màu sinh sản trước khi đẻ con
Cá 7 màu là loài cá khá nhạy cảm với môi trường. Chính vì vậy, khi vừa mua về, bạn cần chú ý không nên thả cá ngay trực tiếp vào bể nuôi. Việc nhân giống của cá bảy màu nếu không chú ý thì cá bột sau khi nở sẽ bị chết đi nhanh chóng.
Nuôi cá bảy màu sinh sản bạn nhất định phải cách li cá mẹ sắp sinh ra trước và cho vào trong bể nhân giống. Đồng thời, cũng phải bố trí một số vật cung cấp chỗ trú ẩn cho cá bột và tránh để cá mẹ ăn mất cá bột.
Một khi cá bảy màu đẻ con xong nhất định phải nhanh chóng vớt cá mẹ ra khỏi bể nhân giống. Bởi vì một khi cá con ở trong phạm vi của cá mẹ, thì chúng sẽ không dễ dàng phát triển tốt.
Những lưu ý khi cá bảy màu sinh sản
Trước khi cá bảy màu đẻ con ra đời, độ pH cần ở mức 6-7.5. Sau khi cá bảy màu đẻ con xong thì ở mức 6.6-7.5.
Khoảng thời gian bị cách li từ sau khi đẻ trứng đến khi cá con nở không được cho cá bố mẹ ăn.
Cá bố mẹ chỉ ghép cặp 6 – 7 ngày. Nếu không sẽ quá lao lực ảnh hưởng đến trạng thái cơ thể.
Ngày thứ 13 – 14 của cá con sau khi ra đời phải được vớt ra đưa vào nuôi dưỡng trong bể lớn.
Sau khi cách li cá bố mẹ và cá con sẽ có 3 – 4 ngày nghỉ ngơi. Tiếp đó có thể sinh sản lứa cá sau.
Cá bố mẹ sẽ sinh sản liên tục như vậy khoảng 11 lần.
Trong 11 lần thì 3 lần đầu thì thường không thành công.
Cá bảy màu Thái cái sinh tổng cộng 22 – 25 lần trong đời. Nhưng sau khi sinh 11 lần phải nghỉ ngơi một thời gian rất dài mới bắt đầu rụng trứng kì thứ 2.
Xem thêm: