Nội dung bài viết
Cá bảy màu bị nấm là một trong những bệnh phổ biến và hay gặp nhất đối với nhiều loại cá cảnh. Nấm xảy ra khá thường xuyên nếu như bạn mới nuôi và không có kinh nghiệm. Với những người nuôi cá nhiều kinh nghiệm nhưng chủ quan thì vẫn gặp phải trường hợp này. Nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị cũng rất đơn giản. Còn nếu không kịp thời phát hiện và cách ly cá bị bệnh, nấm sẽ lây lan ra cả hồ và cả đàn cá sẽ mắc bệnh.
Dấu hiệu cá 7 màu bị nấm
- Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể
- Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi
- Vây cá, tay bơi bị ăn mòn
- Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ
Nguyên nhân cá bảy màu bị nấm
Cá bảy màu có kích thước nhỏ và sức khỏe kém, chúng rất dễ bị nhiễm nấm. Điều này có thể sẽ khiến cho người chơi phải đối mặt với nguy cơ bị mất đi cả đàn cá yêu quý. Có những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này như:
- Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về dẫn đến việc cá của bạn bị nấm.
- Nhiệt độ đột ngột thấp sẽ dẫn đến vi khuẩn nấm lây lan, phát triển nhanh.
- Không thay nước thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây bệnh cho cá.
- Vi khuẩn kí sinh trên thân cá bảy màu .
- Cá ăn những nguồn thức ăn mang mầm bệnh.
- Không hút cặn bể và thay nước định kỳ khiến nấm rất dễ làm ổ ở nơi không được vệ sinh sạch trong bể.
- Không tách những chú cá bệnh ra để chữa trị dẫn đến lây bệnh cho cả đàn cá
- Do chế độ ăn của cá không đầy đủ chất dẫn đến sức đề kháng yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn nấm phát sinh và lây lan.
Cách trị cá bảy màu bị nấm hiệu quả nhất
Cá bảy màu bị nấm là điều không thể tránh khỏi đối với những người mới chơi cá hoặc đã chơi lâu năm. Cá bị nấm hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên chữa khỏi được số lượng bao nhiêu thì hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chơi cá. Hãy xem các bước sau đây nhé!
- Ngay lập tức cách ly các cá thể bị bệnh đầu tiên để giảm thiểu khả năng nó làm cho nấm lây lan ra cả đàn cá. Bạn có thể bỏ các cá thể bệnh này vào một thùng xốp nhỏ, bạn nên dùng tấm bạt nilong mỏng để đậy lên nắp thùng để có thể giữ ấm cho cá bệnh.
- Mỗi ngày bạn hãy hút hết cặn bẩn dưới đáy thùng xốp sao cho nước trong thùng vơi đi khoảng 30% và ngay lập tức bổ sung lượng nước ấm.
Cách chữa: Sau khi tách cá bị nấm ra bạn cho 1 ít Tetra Nhật để dưỡng lại cá trong 2 đến 3 ngày. Trong dung dịch xanh có chất kháng sinh và diệt khuẩn ở mức độ nhẹ để sát trùng chỗ bị nấm.
Cách 1: Dùng muối hột
- Hút bỏ 70 % nước trong bể chú ý hút sạch đáy hồ
- cho vào hồ 1 muỗng ăn cơm muối hột ( lưu ý để muối tự tan dần không được khoáy cho muối tan nhanh. để có có thời gian thích nghi)
- Sau 1h châm nước mới vào cho cá. Thực hiện bước 1 2 3 thêm 1 lần nữa.
Cách 2: Dùng dung dịch sát khuẩn
- Pha dung dịch sát khuẩn cho cá (1 ký muối hột với 4 lít nước)
- Chuẩn bị 1 bể nước mới
- Ngâm cá trong dung dịch nước muối sát khuẩn 5 giây
- Cho cá vào bể nước mới chuẩn bị lúc nãy.
Với các bước trên, các vi khuẩn nấm trên thân cá sẽ dần biến mất, cá của bạn sẽ phục hồi lại sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần thường xuyên chăm sóc cá, nhất là những thời tiết thay đổi. Khi mới phát hiện ra các dấu hiệu cá bệnh thì phải can thiệp ngay không được để lâu,vì chỉ 2-3 ngày thì vi khuẩn nấm đã lây ra cả đàn cá.
Cách đề phòng cá bảy màu bị nấm
- Khi mới mua cá về bạn nên để riêng cá vào một bể nhỏ hay một chậu nhỏ khoảng một hoặc ngày rồi mới cho vào bể cũ của mình. Trong thời gian này theo dõi xem cá có bị bệnh gì không để chắc chắn không mang mầm bệnh vào bể nuôi cá. Sát trùng nước bằng một ít muối, Không nên giữ lại nước từ tiệm cá bởi tỉ lệ nước này mang mầm bệnh rất cao.
- Cá sợ nhiệt độ thấp nên cần để nhiệt kế và máy sưởi trong bể cá để dễ dàng theo dõi và xử lý kịp thời khi thay đổi thời tiết.
- Thường xuyên vệ sinh bể hoặc hồ nuôi cá bằng cách hút sạch lớp đáy vì đây chính là môi trường lý tưởng nhất cho vi khuẩn nấm phát sinh.
- Nên bổ sung thêm các loại thức ăn bổ dưỡng khác cho cá như ấu trùng Atermia và các loại đồ khô chuyên dụng khác như cám thái Inve, Cám Pandora
- Xử lý kỹ các loại thức ăn tươi sống trước khi cho cá ăn để phòng tránh bệnh tật.
- Nên cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ, không nên để thức ăn thừa qua đêm dễ tạo nấm và gây bùng phát mầm bệnh trong bể nuôi.
- Trong bể nuôi nên bỏ thêm rong hoặc ốc để xử lý các chất thải và thức ăn thừa trong bể.
- Nên hút cặn và thay nước định kỳ cho các bể cá nhỏ là khoảng 3 – 4 ngày/ lần. Đối với các bể lớn nuôi ngoài trời bạn có thể thay nước 1 tuần/ lần. Mỗi lần nên thay từ 20 – 30% lượng nước trong bể
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn tất cả những vấn đề liên quan đến cá bảy màu bị nấm. Mọi chi tiết thắc mắc hãy liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời nhé!
Xem thêm: