Các bệnh của cá rồng thường gặp và cách trị

Các bệnh của cá rồng thường gặp và cách trị

Ngoài việc cho ăn, thay nước và chăm sóc cá rồng hằng ngày, khi nuôi cá rồng cần phải biết cách phòng và cách trị các bệnh của cá rồng. Cần phải thường xuyên theo dõi và quan sát những biểu hiện của cá, để khi phát hiện ra dấu hiệu các bệnh của cá rồng ta có thể đưa ra cách điều trị kịp thời.

Các nguyên nhân gây các bệnh của cá rồng

– Nước trong hồ bị ô nhiễm hoặc nhiệt độ, pH thay đổi đột ngột

– Thức ăn tươi sống không bảo đảm vệ sinh và chứa mầm mống bệnh như ký sinh trùng, vi khuẩn…

– Ngoài ra còn có một số trường hợp bất thường khác có thể gây ra các bệnh ở cá rồng như:

  • Dùng vợt không cẩn thận.
  • Cá bị tổn thương do điện giật.
  • Cá bị tổn thương đầu: do nhảy lên đớp mồi, va chạm vào thành bể, nắp đậy và làm cho đầu bị tổn thương.
  • Cá bị tổn thương do phóng ra khỏi bể: do không có nắp đậy.
  • Cá bị nghẹt cổ do nuốt thức ăn quá lớn: do thức ăn có kích cỡ quá lớn – những thức ăn nguyên con, làm cho cá bị nghẹt cổ và gây tổn thương, nhiều lúc có thể chết…

Các bệnh của cá rồng thường gặp và cách trị

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách thay nước hồ cá

Phòng bệnh cho cá Rồng

  • Giữ môi trường nước luôn luôn trong sạch, nhiệt độ và độ pH luôn luôn ổn định
  • Vào mùa lạnh nên cho cá ăn ít, và không nên cho cá ăn lúc gần tối, vì lúc đó trời bắt đầu lạnh, nhiệt độ hạ thấp làm cá tiêu hóa không tốt dẫn đến dể bị nhiểm bệnh đường ruột
  • Bảo đảm vệ sinh các thức ăn tươi sống
  • Sau khi cho ăn xong phải lấy ra hết toàn bộ thức ăn thừa trong bể cá ra, để khỏi phải gây ô nhiểm môi trường nước

Các dấu hiệu nhận biết cá bị bệnh

  • Màu sắc nhợt nhạt.
  • Cá cọ xát thân mình liên tục vào các vật trong bể hoặc thành bể -> dấu hiệu nghi ngờ cá bị nhiểm kí sinh trùng.
  • Cá ngáp nước liên tục: do môi trường nước bị ô nhiểm nặng, gặp trường hợp này các bạn cần thay nước ngay, nếu không cá sẽ chết.
  • Các bộ phận vây co lại: đây là dấu hiệu đầu tiên của cá bị bệnh.
  • Biếng ăn: Cá bị bệnh thường biến ăn hoặc ăn ít.
  • Tiết ra nhiều chất nhờn trên mình: đây là triệu chứng phổ biến của cá bị bệnh.

Các bệnh của cá rồng và cách điều trị

1. Cá rồng bị nấm trắng

  • Nguyên nhân: Do một loại vi khuẩn có tên là Ichthyophthirius spp gây nên. Cá dễ bị mắc bệnh đốm trắng thường là do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường nước xấu, sức đề kháng của cá yếu.
  • Triệu chứng: Trên cơ thể cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ, khiến cá ngứa ngáy do đó khiến cá thường cọ mình vào bất cứ vật gì có trong hồ, cá bị bệnh sẽ bơi nhanh hơn bình thường, thỉnh thoảng nhảy lên khỏi mặt nước, hai mang cá thường hở ra để lấy thêm Oxy.
  • Điều trị: Bệnh này thường dễ dàng có thể dụng cây sưởi nâng nhiệt độ lên 28 – 32độ liên tiếp từ 7-10 ngày, muối hột hoặc dùng sulfat đồng ngâm rửa cá khoảng 10-15 phút…

2. Viêm đường ruột

  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn và ký sinh trùng từ thức ăn xâm nhập vào đường ruột cá.
  • Triệu chứng: Bụng của cá sình to, hậu môn sưng đỏ, cá không muốn ăn. Sau khi cá bài tiết phân cá còn dính lại ở hậu môn, dạng như sợi chỉ màu trắng.
  • Điều trị: Ngưng cung cấp thức ăn sống, đồng thời tăng nhiệt độ lên khoảng thêm 2 độ. Sau đó thay nước mới cho cá. Ngoài ra có thể cho dung dịch Furazolidone ( trị bệnh kiết lỵ) để ngâm cá, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút và thực hiện cho đến khi cá có chuyển biến tốt. Nếu nghiêm trọng có thể dùng thêm Gentamycin Sulphate tiêm trực tiếp cho cá.

3. Bệnh viêm da

  • Nguyên nhân: Do nước bị ô nhiểm nặng, khiến các vi sinh vật không có lợi sinh sôi nảy nở trong môi trường này, Ký sinh trùng, nấm… -> gây ngứa toàn thân.
  • Triệu chứng: Biểu hiện phần da của cá có những vết loang sưng đỏ, vết loang ngày càng lớn nếu không chữa trị. Cá hay cọ sát vào thành bể…
  • Điều trị: Thay nước trong bể (việc này phải làm thường xuyên) loại các yếu tô nguy cơ như vật nhọn sắt ra khỏi bể để tránh cá bị tổn thương thêm. Sau đó cho vào nước thuốc kháng khuẩn như Acriflavine ( 3mg/l nước), Xanh methylene. Việc cho thuốc được tiến hành 3 ngày một lần. Lưu ý trước khi cho thuốc phải thay 50% nước trong bể.

Các bệnh của cá rồng thường gặp và cách trị

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách chăm sóc cá rồng

4. Bệnh xù vẩy

  • Nguyên nhân: Chủ yếu là chất nước xấu, nhiệt độ nước thay đổi mạnh, nồng độ muối trong nước quá cao, bệnh này thường gặp khi cá rồng còn nhỏ.
    Biểu hiện: Vảy cá dựng lên như quả thông, ở thời kỳ đầu vảy hơi dựng lên, phần gốc vảy chảy máu, nếu không chữa trị kịp thời làm mất yếu tố bảo vệ, cá các vi khuẩn nhân cơ hội này tấn công -> giai đoạn cuối cùng là cá bị phù nước toàn thân, vảy tróc ra, vết thương thối rữa cá sẽ chết.
  • Điều trị: Thay ngay nguồn nước mới, sau đó dùng CuS04 ngâm với cá khoảng 10-15 phút.

Cá rồng bị xù vẩy

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cá rồng ăn gì

5. Bệnh mắt đục trắng

  • Nguyên nhân: Chủ yếu là do khuẩn hạch xâm nhập vào làm cho màng mắt bị tổn thương, hoắc có thể cá không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng
  • Điều trị: Thay 50% nước trong bể nâng nhiệt độ lên 32 độ quan sát vài ngày. Bình thường không nặng, nên thay nước định kỳ nhưng vẫn giữ nguyên nhiệt độ như cũ. Nếu nặng thêm thì cần phải sử dụng thuốc đặc trị…

6. Bệnh rách mang

  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn tấn công từ nguồn nước không sạch: biểu hiện cá thở gấp nắp mang đóng mở không bình thường, các sợi sưng phình ra. Cá bị bệnh thường sẩm màu, cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy.
  • Điều trị: thay nước. Dùng Furacillin hòa cùng Tetracylline rồi ngâm vào bể cá cho đến 30’. Việc dùng thuốc là mỗi ngày mỗi lần cho đến khi cá hết bệnh.

7. Bệnh nấm thủy mi

  • Nguyên nhân: Do ký sinh trùng.
  • Điều trị: Bằng CuS04 ngâm và rửa cá.

8. Bệnh lở loét mũi

  • Điều trị: Dùng Tetracilline, nhớ đọc kỹ liều trên nhãn.

9. Bệnh nhiểm ký sinh trùng hình quả lê

  • Biểu hiện: Cá thường co rúm lại, các vây tưa ra.
  • Điều trị: Bằng CuS04 ngâm khoảng 10-15 phút.

10. Bệnh nhiểm ký sinh trùng Trichodina

  • Điều trị: Bằng CuS04 ngâm khoảng 10-15 phút.

11. Bệnh nhiểm ký sinh trùng Ống nghiêng

  • Biểu hiện: Thấy cá tiết ra chất nhầy màu xám đen hoặc cơ thể cá có nhiều vết lốm đốm màu xám… Mắt cá đục.
  • Điều trị: Cải thiện môi trường nước + CuS04 ngâm với nước rữa cá 10-15 phút.

12. Bệnh nhiểm ký sinh trùng bánh xe

  • Biểu hiện: Cá thường bị ngứa hay cạ vào thành bể, cơ thể cá tiết ra nhiều dịch nhầy.
  • Điều trị: Cải thiện môi trường nước đồng thời dung CuS04 pha với nước rồi rữa cá 10-15 phút.

Trên đây là các bệnh của cá rồng thường gặp mà bạn nên tìm hiểu và tham khảo để phòng bệnh cho cá rồng một cách hiệu quả nhất nhé.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Các loại cá nuôi chung với cá rồng

Nuôi cá rồng bị chết có sao không

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0931 360 083