Nội dung bài viết
Cá bị nấm là một trong số những dạng bệnh khá phổ biến khi chơi cá cảnh trong thủy sinh. Những loài cá trong hồ thủy sinh thường tiếp xúc với nhau nên dễ lây truyền bệnh. Hơn nữa, vi khuẩn nấm phát triển rất mạnh trong bể cá cảnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp và độ ẩm không khí lên cao. Vậy làm sao để chúng ta có thể phòng bệnh nấm cá và xử lý như thế nào với hồ cá bị nấm? Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về cách phòng cá bị nấm và cách xử lý hồ cá bị nấm nhé.
Cách nhận biết cá bị nấm
Cá khi bị nấm thường có biểu hiện xuống màu, bỏ ăn dẫn đến chết. Ban đầu, cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ trên mặt nước, lâu dần khi vi khuẩn nấm lây lan sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng trên thân. Cùng với đó, cá cũng bị cháy đuôi, cuống đuôi teo nhỏ dần và có màu đỏ. Cá bị nấm khá nguy hiểm, nếu không phát hiện và cách ly kịp thời có thể lây lan sang những con khác khiến cả đàn cá đều mắc bệnh.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách thay nước hồ cá
Nguyên nhân cá bị nấm
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:
- Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.
- Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh
- Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.
- Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.
- Cá bị stress
- Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Cách chữa bệnh nấm trắng cá cảnh
Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.
Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio knock 2, tetra nhật….hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.
Tăng nhiệt độ lên 30 độ
Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.
Bio Knock 2
Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như nấm trắng, nâm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán, …
Cách sử dụng: Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.
Tetra Nhật
Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.
Cách dùng:
- Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.
- Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.
- Nếu phòng bệnh: sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.
Muối hột
Thêm muối hột theo tỷ lệ 300g/100 lít nước. Cho thuốc theo tỷ lệ 1 giọt/10 lít nước trong 3 ngày liên tiếp. Muối hột có thể tiêu diệt các tế bao nấm có trong nước để giúp giảm lượng vi khuẩn này trong môi trường nước. Tuy nhiên, hãy cân nhắc việc tách riêng đàn cá ra ngoài để sử dụng muối hột, tránh trường hợp ảnh hưởng tới cây thủy sinh trong hồ nhé.
Cách xử lý hồ cá bị nấm
- Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.
- Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.
- Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh…của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.
- Cho ăn thức ăn tốt và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách làm nước bể cá trong vắt
Phòng tránh nấm cho hồ cá cảnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, với những bạn mới nuôi cá cảnh, nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để vi khuẩn nấm không bao giờ xuất hiện trong bể cá của mình.
- Phần lớn cá cảnh không chịu được nhiệt độ quá thấp nên chúng ta cần sử dụng nhiệt kế kết hợp máy sưởi trong bể để theo dõi và xử lý kịp thời.
- Vệ sinh bể thường xuyên theo định kỳ bằng viẹc hút sạch lớp bẩn dưới đáy bể. Phân cá hoặc thức ăn thừa chính là tác nhân tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nấm phát triển.
- Đa dạng khẩu phần ăn cho cá. Bạn cần bổ sung nhiều loại thức ăn bổ dưỡng để cá phát triển toàn diện và nâng cao sức đề kháng.
Đồ ăn đa dạng không chỉ giúp phòng nấm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cá lớn nhanh, lên màu đẹp, sinh sản tốt hơn. Hơn nữa, nếu bạn có ý định ép đẻ thì thế hệ sau của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ cách nhận biết, nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa cá bị nấm. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh và giúp bể cá cảnh của mình luôn khỏe mạnh.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách tạo vi sinh cho hồ cá